Tên miền tiếng Việt thuộc hệ thống tên miền đa ngữ, được các quốc gia không sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, ký tự Latin triển khai để hỗ trợ người dân truy cập Internet bằng ngôn ngữ bản địa.
Từ ngày 28/4/2011, Trung tâm Internet Việt Nam đã chính thức mở cửa cấp phát tên miền tiếng Việt tự do, miễn phí cho cộng đồng. Sau hơn 3 năm, số lượng tên miền tiếng Việt đăng ký đã chạm mốc 1 triệu tên.
Đây là kết quả ấn tượng, đánh dấu sự phát triển Internet ở Việt Nam trên bản đồ thế giới. Với lợi thế về sự rõ nghĩa, ngoài việc tạo môi trường thuần Việt trên mạng Internet, tên miền tiếng Việt còn giúp tăng cường quảng bá, bảo vệ thương hiệu, hình ảnh của các doanh nghiệp Việt trên mạng Internet.
Việc chạm mốc 1 triệu tên miền tiếng Việt cũng mở ra cơ hội phát triển thị trường chuyển nhượng tên miền tiếng Việt, vấn đề thu phí... Để đẩy nhanh việc đưa vào sử dụng tài nguyên số đã đăng ký.
PGS,TS Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC, Thành viên Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Phú Yên.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy hai tỉnh đã tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Kết luận số 92-KL/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW về “Chiến lược cái cách tư pháp đến năm 2020”. Quá trình thực hiện công tác cải cách tư pháp đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó công tác cán bộ và tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp tiếp tục được kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; việc quy hoạch, luân chuyển, điều động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cơ quan tư pháp các cấp thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức; công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ngày càng có chuyển biến tích cực, đảm bảo yêu cầu về chính trị, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; các ngành tư pháp địa phương đã chủ động phối hợp chặt chẽ góp phần ngăn chặn và xử lý hiệu quả các loại tội phạm, nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm ở một số đơn vị cấp huyện chưa thực hiện tốt việc nắm, rà soát số lượng tin báo tội phạm, chưa thường xuyên có sự tác động tích cực đến cơ quan điều tra nên hiệu quả công tác này chưa cao; công tác xét xử một số vụ án dân sự còn để kéo dài quá thời hạn; các bản án có hiêu lực pháp luật chưa được thi hành án kịp thời, còn tồn đọng với số lượng lớn; còn để xảy ra án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan; đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp còn thiếu, một số cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, quy chế công vụ, vi phạm pháp luật bị xử lý; đội ngũ luật sư còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng...
Phát biểu tại các buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Trưởng đoàn công tác đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy Khánh Hòa và Tỉnh ủy Phú Yên; đồng chí cũng đề nghị Tỉnh ủy hai tỉnh tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW và Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị, đồng thời chỉ đạo các ban, ngành trong tỉnh khắc phục những khó khăn về tuyển dụng, đào tạo cán bộ và tích cực đóng góp ý kiến vào việc xây dựng thể chế trong thời gian tới; các cơ quan tư pháp cần nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật; chú trọng nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.